Cơ cấu tổ chức Bộ môn Xã hội học
Lịch sử hình thành
Bộ môn Xã hội học tiền thân là tổ Xã hội học thuộc bộ môn Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (trước đây), được hình thành từ năm 1994. Năm 2008, Bộ môn Xã hội học được thành lập trên cơ sở tổ Xã hội học, trực thuộc Khoa Lý luận chính trị - xã hội (Theo Quyết định số 303/QĐ-NNI ngày 04 tháng 03 năm 2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội).
Bộ môn Xã hội học, Khoa Lý luận chính trị và xã hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là bộ môn chuyên ngành, không ngừng phấn đấu thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng đào tạo nguồn nhân lực ngành xã hội học chất lượng cao, nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục vụ xã hội nhằm đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đội ngũ cán bộ hiện tại
Hiện tại Bộ môn xã hội học có 06 giảng viên, 01 nghiên cứu viên và 01 cán bộ phụ trách đào tạo; trong đó có 01 Phó giáo sư, tiến sỹ (giảng viên chính), 2 tiến sĩ được đào tạo tại Vương Quốc Bỉ, 03 thạc sỹ. Các giảng viên trong bộ môn phần lớn đều tốt nghiệp đại học tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Sư phạm Hà Nội … và được đào tạo sau đại học tại các cơ sở có danh tiếng của châu Âu như Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (ISS, Hà Lan), Đại học Liège (ULG, Bỉ), Đại học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU). Ngoài ra bộ môn cũng thu hút được nhiều giáo viên thỉnh giảng có trình độ và có uy tín bậc nhất Việt Nam hiện nay về ngành Xã hội học như GS.TS. Đặng Cảnh Khanh, GS.TS. Lê Thị Quý; PGS.TS. Phạm Văn Quyết, TS. Tống Văn Chung, PGS.TS Nguyễn Đức Chiện...
Địa điểm văn phòng bộ môn: Phòng 323 – Nhà Hành chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức
TT
|
Họ và tên
|
Học hàm, học vị
|
Chức vụ
|
1
|
Nguyễn Thị Diễn
|
Phó giáo sự, Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
2
|
Nguyễn Thị Thu Hà
|
Thạc sĩ
|
Phó Trưởng khoa/Phó bộ môn phụ trách
|
3
|
Nguyễn Thị Minh Khuê
|
Tiến sĩ
|
Phó bộ môn
|
4
|
Ngô Trung Thành
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
5
|
Trần Thanh Hương
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên
|
6
|
Phạm Thị Thu Hà
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên
|
7
|
Trần Linh Chi
|
Thạc sĩ
|
Trợ lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, trợ lý vật tư
|
8
|
Nguyễn Minh Trang
|
Cử nhân
|
Trợ lý đào tạo
|
Hoạt động đào tạo
Từ khi được thành lập vào năm 2008, bộ môn Xã hội học đã và đang đào tạo 900 sinh viên ngành xã hội học. Bên cạnh đó, Bộ môn đã tham gia hướng dẫn và hỗ trợ hướng dẫn luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các nghiên cứu sinh và học viên quốc tế trong khuôn khổ các chương trình hợp tác quốc tế như Đại học Tự do Bruxelles, Đại học Liege, Đại học Công giáo Louvain, Vương quốc Bỉ; Đại học Savanakhet, Lào. Các giảng viên của bộ môn đã và đang giảng dạy môn Xã hội học phát triển cho sinh viên cao học quốc tế, chương trình IMAIRES hợp tác với các trường Đại học Vương quốc Bỉ. Tham gia giảng dạy lớp tập huấn sinh viên Czech do Phòng Hợp tác quốc tế tổ chức, chương trình Công tác Xã hội với trường Munich Đức; Tham gia giảng dạy Xã hội học phát triển tại Đại học Savanakhet (Lào); Tập huấn lồng ghép giới trong khuôn khổ dự án ACCCU, trường Wageningen, cũng như hướng dẫn các Học viên cao học, ngành công tác xã hội tại Đại học Thăng Long và các đơn vị liên kết của khoa Lý luận chính trị - xã hội và các khoa khác trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Các môn học giảng dạy
Là bộ môn chuyên môn của ngành Xã hội học, hiện tại Bộ môn đảm nhiệm 20 môn học cho sinh viên ngành Xã hội học và sinh viên toàn trường.
1.Xã hội học đại cương
2.Xã hội học đại cương 2
3.Lịch sử xã hội học
4.Các lý thuyết xã hội học hiện đại
5.Phát triển phi kinh tế
6.Xã hội học nông thôn
7.Xã hội học đô thị
8.Xã hội học gia đình
9.Xã hội học giới
10.Xã hội học thanh niên
11.Xã hội học phát triển
12.Xã hội học chính trị
13.Di dân và biến đổi xã hội
14.Phân tầng xã hội nông thôn
15.Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1
16.Phương pháp nghiên cứu xã hội học 2
17.Thực tập phương pháp nghiên cứu xã hội học 1
18.Thực tập phương pháp nghiên cứu xã hội học 2
19.Công tác xã hội
20.Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
Các hướng nghiên cứu chính
Hướng nghiên cứu chính của bộ môn Xã hội học tập trung vào các vấn đề xã hội liên quan đến phát triển nông thôn như:
1.Vấn đề đất đai và quan hệ đất đai
2.Vấn đề lao động, việc làm
3.Dân số, biến động dân số
4.Di cư và các tác động của di cư
5.Gia đình và biến đổi gia đình nông thôn
6.Văn hóa nông thôn
7.An ninh lương thực và chủ quyền lương thực
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Bộ môn đã chủ trì các đề tài trọng điểm cấp Học viện, đề tài hợp tác với nước ngoài cũng như các đề tài cấp học viện khác như:
2014 - 2016: Engendering the agricultural land use and labor migration in social differentiation in Red River Delta region, Vietnam. Đề tài do dự án Việt Bỉ tài trợ
2014 - 2015: Phân công lao động và quan hệ giới trong nuôi trồng thủy sản tại Hải Hậu. Đề tài trọng điểm cấp Học viện
2011 - 2012: Động thái sinh kế của hộ gia đình nông dân và hồi tiếp nông thôn đô thị. Nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên. Đề tài do dự án Trig tài trợ
2011 - 2012: Đô thị hóa và biến đổi gia đình nông thôn. Nghiên cứu trường hợp tại xã Định Trung, TP VĩnhYên. Đề tài trọng điểm cấp trường.
2014: Thực trạng đời sống và việc làm của giảng viên trẻ: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đề tài cấp trường
2014: Quan điểm của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đề tài cấp trường
2014: Thực trạng phân công lao động theo giới trong nuôi trồng thủy sản” (nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Đề tài cấp trường
2014: Mạng lưới của người di cư lao động từ nông thôn ra thành thị - Nghiên cứu trường hợp tại xã Thư Phú, Thường tín, Hà nội. Đề tài cấp trường
2016: Ảnh hưởng từ mạng xã hội đến quá trình học tập của sinh viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam. Đề tài cấp trường
Ngoài ra, thành viên bộ môn tham gia nhiều đề tài cấp Bộ, địa phương và quốc tế khác, cụ thể như:
2016: Dự án “Lao động di cư qua biên giới Việt nam - Trung quốc và quá trình trích xuất nguồn lực” Hợp tác giữa ISS, Hà Lan, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2015: Dự án: “ Biến đổi khí hậu và nghèo đói ở Việt Nam” Hợp tác giữa Ngân hàng thế giới, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên môi trường và Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2015: Dự án “ Nước sạch cho người nghèo ở nông thôn” hợp tác giữa Trung tâm Đông – Tây Hội ngộ, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Đại học Sydney, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường và Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2013 - 2015: Đề tài “Phát triển con người vùng Đông Bắc giai đoạn 1999 – 2009”, Đề tài cấp bộ.
2014 - 2015: Dự án “ Phục hồi sinh kế và quản lý tài chính ở các hộ gia đình mất đất trong dự án bãi thải Mông Dương II”
2013 - 2015: “Đánh giá tác động xã hội và thực hiện chương trình sinh kế cho các hộ dân mất đất”. Dự án xây dựng tuyến tàu điện số 3 Nhổn- Ga Hà Nội. Ngân hàng phát triển châu Á và công ty tư vấn Tây Ban Nha Idom thực hiện.
2013 - 2014: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa
2012 - 2015: Đánh giá tác động xã hội và hỗ trợ an sinh xã hội cho hộ dân bị mất đất tại Dự án phát triển toàn diện Kinh tế xã hội Thành phố Thanh Hóa. Ngân hàng phát triển châu Á và công ty tư vấn Australia SKM thực hiện
2012 - 2015. Đánh giá tác động xã hội và tái định cư, Dự án Nhiệt điện Mông Dương. Ngân hàng phát triển Châu Á và Công ty tư vấn Poyry, Thụy Sỹ thực hiện
2011 - 2014: Đánh giá tác động xã hội của Dự án phát triển bền vững Thành phố Đà Nẵng. Ngân hàng Thế giới
2011 - 2012: Đổi mới CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế: quan điểm – mô hình – giải pháp – Đề tài cấp Nhà nước.
2011 - Đô thị hóa và biến đổi xã hội nông thôn Việt Nam – Đề tài cấp Nhà nước– Khoa Xã hội học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.
2011 - 2014: Khắc phục trở ngại về kỹ thuật và thị trường để sản xuất bò thịt hiệu quả ở Miền núi phía Bắc Việt Nam. Dự án hợp tác với Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, Úc.
2010: Đánh giá tính dễ tổn thương và phát triển kịch bản có sự tham gia trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu: sinh kế và biến đổi khí hậu vùng ven biển miền trung, Việt Nam. Thuộc chương trình “Kinh tế học và thích ứng với biến đổi khí hậu” hợp tác với Ngân hàng thế giới và Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các thành viên của bộ môn Xã hội học cũng đã tham gia nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, là thành viên của các hội đồng xét duyệt và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị liên kết khác; là thành viên của hội đồng khoa học các cấp như thành viên Hội đồng Kỹ thuật đánh giá xét duyệt các dự án thuộc chương trình “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp Việt Nam” (VIIP), Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và công nghệ.