Lào Cai là tỉnh có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh về dược liệu với quỹ đất dồi dào, trong đó có hơn 50% diện tích rừng che phủ, rất thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu. Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ xác định Lào Cai là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam. Trên thực tế, tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn. Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác cây dược liệu, khai thác rừng diễn ra tự phát, quá mức chưa quan tâm đến sinh thái, bảo tồn  đã làm cho diện tích rừng tự nhiên suy giảm rất nhanh, cùng với đó là sự suy giảm sản lượng, số lượng các dược liệu quý hiếm.  Chính vì vậy cần có những giải pháp hiệu quả để phát triển cây dược liệu bền vững, phát huy lợi thế của địa phương gắn với bảo vệ rừng. Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Khoa học Xã hội đã tổ chức Seminar khoa học: : “Thực trạng và giải pháp phát triển cây dược liệu gắn với bảo vệ rừng tỉnh Lào Cai”

Chuyên đề do Thạc sĩ Tạ Quang Giảng trình bày đã tập trung: Phân tích thực trạng phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo nghiên cứu, những năm gần đây diện tích trồng cây dược liệu tại Lào Cai đã tăng khá nhanh với tổng diện tích là trên 3700 ha. Trong đó, các loại cây chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao được chú trọng như cây tam thất, atiso…Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích những khó khăn trong phát triển cây dược liệu hiện nay đặc biệt là việc khai thác cây dược liệu diễn ra tự phát, chưa quan tâm đúng mức đến bảo tồn diện tích rừng tự nhiên. Chuyên đề cũng gợi mở những giải pháp cho phát triển cây dược liệu bền vững: Xây dựng mới các mô hình theo hướng bảo tồn và phát triển cây dược liệu bền vững, Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, có những chính sách hiệu quả gắn giữa sản xuất với chế biến và thị trường…

Chuyên đề đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi của các thành viên tham dự. Trong đó, seminar đã tập trung làm sáng rõ thêm những nội dung: Thực tiễn phát triển cây dược liệu tại một số tỉnh Tây Bắc; Những chính sách của nhà nước và địa phương trong phát triển cây dược liệu; Kinh nghiệm trong phát triển cây dược liệu gắn với bảo vệ rừng tại một số địa phương.

leftcenterrightdel
 

Mô hình trồng cây dược liệu ở huyện Bắc Hà (Ảnh: Thanh Cường)

Nhóm NCM Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH