Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuối thế kỷ XIX,trong suốt quá trình cách mạng, giai cấp công nhân là lực lượng quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.Quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học kĩ thuật … đã tác động đến sự chuyển biến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nước ta. Trong đó có sự biến đổi của giai cấp công nhân trên nhiều phương diện cả tích cực và tiêu cực. Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Khoa học Xã hội đã tổ chức Seminar khoa học: “Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”. Seminar diễn ra vào ngày 12.11.2022. Tham dự buổi Seminar có Tiến sĩ Trần Lê Thanh – trưởng nhóm và các thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Tại buổi seminar, Thạc sĩ Hà Thị Yến đã trình bày chuyên đề nghiên cứu. Chuyên đề đã tập trung vào những nội dung: những biến đổi tích cực của giai cấp công nhân như tăng nhanh về số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật được nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện. Tuy nhiên, giai cấp công nhân cũng có những biến đổi tiêu cực, thể hiện trên các phương diện: lợi ích của một bộ phận công nhân chưa được đảm bảo, sự phân hoá giàu nghèo trong giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc, lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị của một bộ phận công nhân bị phai nhạt.

Chuyên đề nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của các thành viên nghiên cứu. Tác giả đã tập trung làm rõ thêm một số vấn đề: thực trạng đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận công nhân hiện nay rất khó khăn; những cơ hội tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ của công nhân; tính không ổn định trong công việc của công nhân hiện nay; những thách thức đối với giai cấp công nhân  trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay

Hình ảnh buổi Seminar

leftcenterrightdel
 

 

Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH