Nhằm tạo diễn đàn để các thành viên công bố những nghiên cứu của mình trong thời gian gần đây, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Khoa học Xã hội đã tổ chức Seminar khoa học với 2 chuyên đề: “Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở xã” do tiến sĩ Trần lê Thanh trình bày và chuyên đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An” được trình bày bởi Thạc sĩ Lê Thị Dung.

Chính quyền địa phương ở cơ sở nói chung và xã nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống các cấp quản lý nhà nước. Nghiên cứu “Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở xã” đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản: Cơ cấu tổ chức của chính quyền cấp xã. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã theo mối quan hệ chiều dọc gồm thường trực hội đồng nhân dân xã, các ban hội đồng nhân dân xã. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích một số đặc thù của cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương ở các khu vực địa lí đạc thù như miền núi, hải đảo…

Chuyên đề ““Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, tác giả đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình. Bao gồm các nhóm yếu tố: tuổi, giới tính, học vấn, nhân khẩu, diện tích canh tác, khả năng tiếp cận Internet… Trong đó, nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: tuổi, trình độ giáo dục, diện tích đất đai, thu nhập từ sản xuất phi nông nghiệp, tiếp cận điện và Internent có tác động cùng chiều đến thu nhập của hộ. Các yếu tố: nhân khấu, tiếp cận nguồn vay vốn, máy móc có tác động ngược chiều đến thu nhập của hộ. Từ đó, tác giả cũng đề xuất nhóm chính sách tác động tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình tại Kỳ Sơn.

Buổi sêminar đã nhận được ý kiến thảo luận sôi nổi của các thành viên tham dự.

Một góc Thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn. (Ảnh: Báo Nghệ An)

leftcenterrightdel
 

Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH