Ngày 9/12/2024, Nhóm NCM Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và dinh dưỡng cây trồng đã tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu một số điểm mới của Luật Tài nguyên nước 2023” do ThS. Vũ Thị Xuân - Bộ môn Quản lý tài nguyên trình bày. Tham dự buổi seminar là sự có mặt của thầy cô giảng viên thuộc nhóm NCM Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và dinh dưỡng cây trồng - Khoa Tài nguyên và Môi trường.

leftcenterrightdel
ThS. Vũ Thị Xuân trình bày báo cáo
 ThS. Vũ Thị Xuân trình bày báo cáo

Luật Tài nguyên nước năm 2023, được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực vào ngày 1/7/2024. Luật đã đánh dấu một bước tiến lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm chất lượng môi trường sống, quyền tiếp cận nước của người dân, đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, phục hồi, phát triển tài nguyên nước. Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thông qua 4 nhóm chính sách quan trọng: Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước và Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra.

Luật Tài nguyên nước 2023 gồm 10 chương và 86 điều, cụ thể: Chương I - Những quy định chung (8 điều); Chương II - Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch về Tài nguyên nước (Mục 1. Điều tra cơ bản TNN (2 điều), Mục 2. Chiến lược, quy hoạch về Tài nguyên nước (10 điều); Chương III - Bảo vệ Tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước (14 điều:); Chương IV - Điều hòa, phân phối và khai thác, sử dụng Tài nguyên nước (Mục 1. Điều hòa, phân phối Tài nguyên nước, Mục 2. Khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, Mục 3. Kê khai, đăng ký, cấp phép về Tài nguyên nước, Mục 4. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quản); Chương V - Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra (6 điều); Chương VI - Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho Tài nguyên nước (8 điều); Chương VII - Hợp tác quốc tế về Tài nguyên nước (4 điều); Chương VIII - Trách nhiệm quản lý nhà nước về Tài nguyên nước (4 điều); Chương IX -Thanh tra, kiểm tra về Tài nguyên nước (2 điều); Chương X - Điều khoản thi hành (3 điều). Hệ thống các chương của Luật Tài nguyên nước 2023 tương đồng với Luật Tài nguyên nước 2012, tuy nhiên cũng bổ sung một nội dung như: Trong phạm vi điều chỉnh, bổ sung vấn đề “điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển” nên một số khái niệm được bổ sung trong Luật Tài nguyên nước (lưu vực sông liên quốc gia, phục hồi nguồn nước, an ninh nguồn nước, khai thác sử dụng tài nguyên nước, vận hành hồ chứa theo thời gian thực, vước thải, tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn, phát triển nguồn nước); Trong chương III bổ sung thêm nhũng quy định về “dòng chảy tối thiểu; bảo vệ nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy”; Chương IV bổ sung một số quy định về “Điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước; Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; Sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả; Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước” và cụ thể hóa “Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước” trong luật Tài nguyên nước 2012 thành mục “Kê khai, đăng ký, cấp phép về tài nguyên nước” - chương IV trong Luật tài nguyên nươc 2023; Chương VI cụ thể, bổ sung nhiều quy định  về “Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước”.

Luật Tài nguyên nước 2023 đưa ra được những điểm mới so với Luật Tài nguyên nước 2012 để giải quyết vấn đề mới phát sinh của lĩnh vực tài nguyên nước trong dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và áp lực phát triển kinh tế xã hội. Những điểm mới này tập vào 12 nội dung như: (1) Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; Chính sách ưu đãi với dự án cấp nước cho vùng sâu, vùng xa (Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; Chính sách ưu đãi với dự án cấp nước cho vùng sâu, vùng xa) thể hiện tại Điều 4,  Điều 34 và Điều 73; (2) Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm thể hiện tại Điều 8; (3) Quy định về Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong QH tỉnh tại Điều 20; (4) Quy định về việc bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất tại Điều 24, Điều 30; (5) Quy định về quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa tại Điều 38; (6) Chính sách sử dụng nước tuần hoàn tại Điều 59 và Điều 73; (7) Hộ gia đình khoan giếng để lấy nước sinh hoạt phải kê khai tại Điều 52; (8) Rút ngắn thời hạn của giấy phép khai thác TNN tại Điều 54; (9) Các trường hợp không cần kê khai, đăng ký, có giấy phép khai thác nước tại Điều 52; (10) Bổ sung các quy định về ưu tiên đầu tư tích trữ nước tại Điều 63; (11) Các trường hợp được miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác nước tại Điều 42 và Điều 59; (12) Bổ sung quy định xã hội hóa đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước tại Điều 74

Sau phần trình bày của báo cáo viên, thành viên tham dự buổi seminar có nhiều thảo luận xoay quanh chủ đề. Buổi seminar là cơ hội trao đổi học thuật, cập nhật, cung cấp thêm nhiều kiến thức mới thuộc lĩnh vực tài nguyên nước. Kết quả thảo luận của buổi seminar làm cơ sở để định hướng cho những nghiên cứu sắp tới trong thời gian tới.

                                                                                                                                 ThS. Vũ Thị Xuân

                                                                      Nhóm NCM Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và dinh dưỡng cây trồng