Trong quý 4 năm 2024 vừa qua, nhóm NCM Công nghệ sinh học Môi trường và Nông nghiệp, Khoa Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 4 buổi Seminar trao đổi học thuật tại phòng họp bộ môn Vi sinh vật.

Tại buổi seminar thứ nhất, nhóm đã có sự trình bày tham luận của 3 thành viên về chủ đề xử lý và tận dụng chất thải. Với nghiên cứu về “Ảnh hưởng chất thải ruồi lính đen (Hermetia illucens) đến môi trường đất”. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh trình bày  Ứng dụng chất thải sau nuôi ruồi lính đen (CTRLĐ) làm phân bón có tác động nhất định đối với đất và cây trồng. Khảo sát sự phát triển của bào tử nấm rễ AM trong dịch chiết từ chất thải RLĐ cho thấy ở công thức CT 100% chất thải RLĐ, sự phát triển sợi nấm rễ nhanh và mạnh hơn tất cả các công thức có tỷ lệ 25-75% còn lại. Chất thải RLĐ cũng ảnh hưởng tích cực đến sự nảy mầm của hạt giống rau xà lách. Như vậy, chất thải RLĐ có tác dụng cải thiện tính chất đất, cung cấp dinh dưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho hệ VSV đất sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên CTRLĐ cần ủ thêm trước khi bón cho cây trồng và bổ sung vào đất để tăng cường chuyển hoá tạo dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng và tránh phát tán mầm bệnh, VSV gây hại tồn tại trong chất thải.

leftcenterrightdel
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh trình bày báo cáo
 PGS. TS. Nguyễn Thị Minh trình bày báo cáo

Nghiên cứu sử dụng tro bay để sản xuất giá thể hữu cơ trồng hoa, cây cảnh” Ths Nguyễn Tú Điệp đã trình bày cứu cho thấy, giá thể hữu cơ được bổ sung tro bay (tỉ lệ tối ưu là 15%) có tác dụng hỗ trợ sự sinh trưởng phát triển của cây hoa, kích thích sự phát triển lá, ra hoa sớm và cải thiện chất lượng hoa của cây hoa đồng tiền.

leftcenterrightdel
 

Với tham luận “Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật có khả năng sinh enzyme protease để thủy phân phế phụ phẩm ngành chế biến thủy hải sản”, ThS. Lê Minh Nguyệt đã báo cáo kết quả phân lập 66 chủng vi sinh từ các mẫu cá, tôm và phế phụ phẩm, trong đó 15 chủng có hoạt tính enzyme protease mạnh. Mặt khác, chúng có khả năng đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh là E.coli, Staphylococcus... (có vòng đối kháng D ≥ 1.5cm). Các chủng này bao gồm: Bacillus sp. M14, Bacillus sp. T4, Bacillus sp. T6, Bacillus sp. T8, Micrococcus sp. T11, đều thể hiện các đặc tính sinh học vượt trội so với các chủng VSV khác, tiềm năng để sản xuất thành chế phẩm sinh học.

leftcenterrightdel
Tính đối kháng của các vi sinh vật tuyển chọn
 Tính đối kháng của các vi sinh vật tuyển chọn

Tại buổi seminar thứ 2, nhóm đã trao đổi về vi sinh vật đối kháng và xử lý các hợp chất bền, độc hại trong môi trường,  với tổng quan “Tìm hiểu phương pháp xác định khả năng đối kháng của vi sinh vật, cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh cây”. do TS. Vũ Thị Hoàn đã trình bày giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu hiện đại đang được tiến hành trên thế giới, kết hợp với những nghiên cứu của các nhà khoa học có chuyên môn sâu nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất phục vụ cho thực tế sản xuất tại các nông trại và các hộ gia đình đang ngày càng mở rộng tại Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Đánh giá khả năng đối kháng của VK3 với vi khuẩn Ecc
Về lĩnh vực xử lý môi trường, Ths. Lê Thị Mai Linh đã trình bày ý tưởng khoa học Nghiên cứu tổng hợp hệ xúc tác quang ba thành phần MFe2O4/g-C3N4/rGO (M=Co, Zn) kết hợp với kỹ thuật H2O2 nanobubbles để xử lý một số chất hữu cơ bền, độc hại trong môi trường nước”Hệ xúc tác quang ba thành phần MFe2O4/g-C3N4/rGO (M=Co, Zn) có tính ứng dụng cao do hệ xúc tác có khả năng xử lý các chất hữu cơ bền, độc hại chỉ sử dụng ánh sáng mặt trời mà không phải tiêu tốn năng lượng, hệ xúc tác sẽ được tái sinh, giúp giảm chi phí của quá trình xử lý.

Cũng tại seminar này TS. Đinh Hồng Duyên đã trình bày báo cáo "Vi sinh vật có khả năng phân huỷ hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) gốc Clo - Kết quả bước đầu về phân lập, tuyển chọn".  Nghiên cứu chỉ ra hầu hết các loại HCBVTV gốc Clo có độ độc ở mức độ I hoặc II, đã bị cấm sử dụng vì chúng là các chất hữu cơ khó phân huỷ, tồn lưu lâu trong môi trường. Kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm cho thấy: từ 22 mẫu đất được lấy tại 03 điểm ô nhiễm do tồn lưu HCBVTV clo hữu cơ trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, đã tuyển chọn được hai chủng 2.5 và 3.2, có vòng phân huỷ HCBVTV lớn, sinh trưởng tốt ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau, sinh trưởng mạnh nhất ở 30oC, khả năng thích ứng pH rộng 4-8 và khả năng kháng kháng sinh tốt (300-1000mg/l).

leftcenterrightdel
 Vòng phân giải chủng 2.2 và 3.2 trên môi trường có HCBVTV

Tại buổi seminar thứ 3, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh đã trình bày kết quả nghiên cứu về tiềm năng ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo và sử dụng đất nhiễm mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

leftcenterrightdel
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh trình bày báo cáo
 PGS. TS. Nguyễn Thị Minh trình bày kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tìm kiếm giải pháp hữu hiệu để cải tạo và sử dụng đất nhiễm mặn nhờ ứng dụng nấm rễ cộng sinh có khả năng thiết lập hệ cộng sinh và chống chịu cao trong điều kiện đất bị xâm nhập mặn.

Với đề xuất “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của chính sách công đến phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam và khuyến nghị” do TS. Đào Thị Thùy Linh trình bày cho thấy từ khi trở thành thành viên của IFOAM quốc tế và IFOAM châu Á năm 2013, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã bước sang một trang mới. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề trong công tác thực hiện các nghị định, TCVN…, dẫn tới việc xuất khẩu ra các thị trường gặp khó khăn. Xuất phát từ thực trạng đó, nhóm đã đề xuất thực hiện dự án này hướng tới mục tiêu hoàn thiện cơ chế chính sách công, tạo hành lang pháp lý toàn diện thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hữu cơ, kích thích sự tăng trưởng tỉ trọng xuất khẩu ra các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, EU.

  Buổi seminar thứ 4 với hai nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cao chiết lá xoài và loài nghệ trắng mở ra định hướng nghiên cứu mới của nhóm về dược tính của các loài cây trồng nhiệt đới.  Với tham luận “Chiết và thử một số hoạt tính sinh học từ cao chiết lá xoài Mangifera indica L.”, do TS. Đoàn Thị Thúy Ái trình bày, phương pháp ngâm chiết mẫu thực tiếp bởi etanol sau đó chiết phân bố bằng các dung môi khác nhau, đã thu được các cao chiết giàu phenolic từ lá xoài, với giá trị hàm lượng phenolic tổng số từ  37,75  đến 41,24 mg GAE/g; giá trị hàm lượng flavonoid tổng số từ 18.08 đến 28.88 mg QUE/gCK, có tiềm năng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan đến sự gia tăng gốc tự do.

Nghiên cứu “Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Nghệ trắng (Curcuma aromatica Salisb)” do TS. Nguyễn Thị Hiển trình bày cho thấy kết quả định tính  trong dịch chiết củ nghệ trắng có chứa nhiều terpenoid, ankaloid, polyphenol, steroid và một số thành phần khác, trong đó, các hợp chất NGT8NGT14 đồng thời thể hiện hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính kháng viêm tốt nhất.

leftcenterrightdel
 Công thức cấu trúc của hợp chất mới NGT15
leftcenterrightdel
Kết quả thử hoạt tính kháng vi khuẩn HP
Kết quả thử hoạt tính kháng vi khuẩn HP 

Nội dung của các tham luận trình bày trong các buổi seminar đều có tính mới và nhận được những ý kiến trao đổi, thảo luận, đóng góp nhiệt tình của các giảng viên và các em sinh viên. Đồng thời, các buổi seminar cũng mở ra nhiều định hướng mới trong thời gian tới để có thể cùng nhau triển khai trong những nghiên cứu tiếp theo.

                                                                                        PGS.TS. Nguyễn Thị Minh,

                                                                   Trưởng nhóm NCM Công nghệ sinh học Môi trường và Nông nghiệp