Việt Nam là một quốc gia đa dạng sinh học với  khoảng 51.400 loài sinh vật đã được xác định. Trong đó, tổng số loài động thực vật hoang dã được ghi vào sách đỏ Việt Nam (2007) là 882 loài, số loài động vật quý hiếm tăng, đặc biệt có  116 loài đang ở mức nguy cấp rất cao. Để bảo tồn loài nguy cấp, quý hiếm, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Các văn bản này đã phát huy tác dụng trong bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và phát triển xã hội nông thôn đã tổ chức sêminar khoa học: “ Bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam” do thạc sĩ  Đỗ Thị Kim Hương trình bày. Tham dự buổi Seminar có Tiến sĩ Trần Lê Thanh- trưởng nhóm nghiên cứu và các thành viên trong nhóm nghiên cứu.

     Bài trình bày đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản: Khái niệm loài nguy cấp, quý, hiếm; Sự cần thiết phải bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm; Các phương thức bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm; Tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm; Pháp luật về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam.

      Buổi seminar đã nhận được những ý kiến trao đổi của các thành viên tham dự, tác giả đã tập trung làm sáng rõ thêm những vấn đề thực tiễn: giá trị của các loài quý, hiếm, nguy cấp như giá trị về kinh tế, giá trị về y tế, giá trịnh sinh thái, môi trường; những phương thức bảo tồn và hiệu quả trong thực tiễn; tính đầy đủ và thống nhất của pháp luật bảo tồn loài nguy cấp, quý hiếm.

      Một số loại động vật nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam

leftcenterrightdel
 

Loài Vọoc bạc Đông Dương

leftcenterrightdel
 

Gìa  Đẫy Java

Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH