Seminar “Kết quả phân vùng khô hạn theo “Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam năm 2016 tại Tỉnh Bình Thuận”
Cập nhật lúc 11:27, Thứ ba, 31/12/2024 (GMT+7)
Khô hạn là một trong những thách thức lớn nhất đối với tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tổng diện tích bị khô hạn đang tăng lên, đặc biệt là các khu vực trung tâm và ven biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt, và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khô hạn là một trong những thách thức lớn nhất đối với tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tổng diện tích bị khô hạn đang tăng lên, đặc biệt là các khu vực trung tâm và ven biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt, và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu phân vùng khô hạn đã trở thành một yêu cầu cấp bách, giúp các nhà quản lý đề ra các chính sách và chiến lược đối phó hiệu quả.
Ngày 9 tháng 12 năm 2024, tại khoa Tài nguyên và Môi trường, nhóm Nghiên cứu mạnh "Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, dinh dưỡng cây trồng" đã tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề "Phân vùng khô hạn tại Bình Thuận theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016". Buổi hội thảo nhằm thảo luận các kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp đối phó với tình trạng khô hạn nghiêm trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
|
|
TS. Ngô Thanh Sơn trình bày nghiên cứu |
Tại buổi seminar, TS. Ngô Thanh Sơn đã trình bày kết quả nghiên cứu về phân vùng khô hạn tại tỉnh Bình Thuận dựa trên kch bản biến đổi khí hậu phiên bản cập nhật năm 2020. Nghiên cứu sử dụng chỉ số khô hạn (K) như một công cụ phân tích các yếu tố như lượng mưa, nế bốc hơi, nhiệt độ và độ ẩm, kết hợp với hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5.
Kết quả nghiên cứu khô hạn nghiêm trọng ở Bình Thuận có những đặc điểm chính sau:
Tần suất khô hạn cao: Trong giai đoạn cơ sở 1986-2005, khô hạn xảy ra 55% số năm và được dự báo sẽ gia tăng trong các giai đoạn 2016-2035 và 2046-2065 theo các kịch bản RCP.
Diện tích bị khô hạn nghiêm trọng: Theo kịch bản RCP4.5, 73.5% diện tích tự nhiên bị khô hạn nghiêm trọng trong giai đoạn 2016-2035, tăng lên 80.5% trong giai đoạn 2046-2065. Theo kịch bản RCP8.5, con số tương ứng là 70.0% và 78.3%.
Phân vùng khô hạn nghiêm trọng: Các khu vực bị khô hạn nghiêm trọng nhất bao gồm khu vực trung tâm tỉnh và những vùng giáp biển, với khô hạn tác động ở cả mùa khô và cả năm.
Nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp như tăng cường hệ thống dự báo sát sao, xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững và đầu tư vào công nghệ quản lý tài nguyên nước hiệu quả. Việc phối hợp với các địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên đất và nước đã được nhấn mạnh.
TS. Ngô Thanh Sơn,
Nhóm NCM Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, dinh dưỡng cây trồng