Sáng ngày 06 tháng 11 năm 2023, Nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội nông thôn đã thực hiện Seminar chuyên gia với chủ đề Invisible Women: The unseen role of women in Sri Lanka (Phụ nữ vô hình: Vai trò vô hình của phụ nữ ở Sri Lanka) chuyên gia trình bày TS. Poornika Seelagama - Tiến sĩ Xã hội học, Bộ môn Xã hội học, Đại học Peradeniya, Sri Lanka.

Tham dự buổi Seminar có Ths Nguyễn Thị Thu Hà Phó trưởng Khoa Khoa học Xã hội, PGS TS Nguyễn Thị Diễn trưởng nhóm nghiên cứu mạnh Cấu trúc xã hội nông thôn cùng với giảng viên, các thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh, các em sinh viên  tham dự. Tại Seminar TS. Poornika Seelagama đã cung cấp những kiến thức hữu ích về thực trạng bất bình đẳng của phụ nữ ở Sri Lanka. Bình đẳng giới là mục tiêu của các nước trên thế giới, là quyền của con người. Nhưng phụ nữ ở Sri Lanka lại phải đối mặt với nhiều vấn đề: từ bất bình đẳng trong giáo dục, việc làm đến quấy dối tình dục nơi làm việc, nơi công cộng và phân biệt đối xử, bạo lực trong gia đình. Trong giáo dục, ở Sri Lanka đi học được miễn học phí nên tỷ lệ tham gia học tập của trẻ em gái là khá cao, tỷ lệ tuyển sinh vào đại học ở nữ cũng cao hơn so với nam giới chiếm 65%. Nhưng việc chọn ngành học và mục tiêu học của nữ thể hiện rõ sự bất bình đẳng: phụ nữ đi học để lấy chồng sớm hoặc để làm trong lĩnh vực phi chính thức những công việc trình độ chuyên môn thấp hoặc không đòi hỏi kỹ năng. Trong việc làm, phụ nữ Sri Lanka chủ yếu làm các công việc có thu nhập thấp, làm giúp việc trong và ngoài nước Siri Lanka, (lượng tiền kiều hối gửi về chủ yếu là của phụ nữ). Trong khi đó nam giới làm các công việc liên quan đến quản lý và kỹ thuật. Trong buổi seminar TS. Poornika Seelagama cũng cho thấy bạo lực tình dục diễn ra trầm trọng ở Sri Lanka và pháp luật không bảo vệ phụ nữ:  90 % phụ nữ và trẻ em gái ở Sri Lanka bị quấy dối tình dục trên xe bus, tầu hỏa ít nhất một lần trong đời, 1/3 phụ nữ từ 15 tuổi đến 49 tuổi phải chịu bạo lực gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau do chồng mình gây ra, khi đã là vợ chồng có thể quan hệ tình dục bất cứ lúc nào, cứ 5 phụ nữ thì có 3 người là nạn nhân của bạo lực và chỉ có 1% nạn nhân được pháp luật bảo vệ bằng việc bồi thường thiệt hại. Ở Sri Lanka cứ 90 phút lại có một phụ nữ bị cưỡng hiếp và 97% kẻ cưỡng hiếp không phải chịu hình phạt về mặt pháp lý.

Một số hình ảnh tại buổi Seminar chuyên gia nhóm Cấu trúc xã hôi nông thôn Khoa khoa học Xã hội:

leftcenterrightdel
 

TS. Poornika Seelagama - Tiến sĩ Xã hội học, Bộ môn Xã hội học, Đại học Peradeniya, Sri Lanka trình bày tại buổi Seminar

leftcenterrightdel
 

Tiến sĩ  Poornika Seelagama - chia sẻ thảo luận cùng các thành viên tham dự tại Seminar

leftcenterrightdel
 

                                Các thành viên tham dự thảo luận tại Seminar

Kết thúc buổi Seminar PGS TS Nguyễn Thị Diễn đã thay mặt nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội Nông thôn – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Xã hội học Poornika Seelagama. Bên cạnh đó PGS TS Nguyễn Thị Diễn cũng nhấn mạnh sự tăng cường trao đổi nghiên cứu khoa học của chuyên gia với nhóm nghiên cứu cũng như Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu mạnh Cấu trúc xã hội Nông thôn – Khoa Khoa học Xã hội