Nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội Nông thôn Khoa Khoa học Xã hội

Sáng ngày 13 tháng 11 năm 2023, Nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội nông thôn đã thực hiện Seminar chuyên gia với chủ đề Climate Change: What it means to People (Biến đổi khí hậu: Ý nghĩa của nó đối với con người)  chuyên gia trình bày TS. Poornika Seelagama - Tiến sĩ Xã hội học, Bộ môn Xã hội học, Đại học Peradeniya, Sri Lanka.  Tham dự buổi Seminar có PGS TS Nguyễn Thị Diễn trưởng nhóm nghiên cứu mạnh Cấu trúc xã hội nông thôn cùng với giảng viên, các thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh, các em sinh viên  tham dự. Tại Seminar TS. Poornika Seelagama đã cung cấp những kiến thức hữu ích về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyểnthủy quyểnsinh quyểnthạch quyểnbăng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Biến đổi khí hậu có thể do tự nhiên (những thay đổi trong quỹ đạo trái đất hay các quá trình tự nhiên của hệ thống khí hậu). Các nguyên nhân từ phía con người và hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu được tính từ năm 1800. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng lượng khí thải nhà kính và làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Nhiệt độ tăng được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng của biến đổi khí hậu. Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất. Từ cuối thế kỷ 19 ảnh hưởng của biến đổi khí hâu làm cho nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh tăng khoảng 1.62 độ F (0.9 độ C). Từ năm 1969 nhiệt độ đại dương cũng tăng lên hơn 0.4 độ F. Mực nước biển dâng cao tăng khoảng 8 inch trong thế kỷ trước và tốc độ này đã gần gấp đôi trong hai thập kỷ qua và tăng nhẹ trong mỗi năm. Nếu tình trạng này tiếp tục thì một số đảo hoặc quốc gia sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ thế giới. Bên cạnh đó, biển bị axit hóa bắt đầu từ cuộc cách mạng Công nghiệp và độ axit của bề mặt đại dương đã tăng lên khoảng 30% điều đó cũng làm ảnh hưởng đến các sinh vật biển và rạn san hô. Các sông băng cũng đang mất dần ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới bao gồm cả dãy Alps, dãy Himalaya, Andes, Rockies, Alaska và Châu Phi. Các quan sát vệ tinh cũng cho thấy lượng tuyết phủ ở Bắc bán cầu đã giảm trong 5 thập kỷ qua và tuyết đang tan sớm hơn. Hiện tượng cực đoan về thời tiết như bão, lở đất, lũ lụt hay tuyết rơi vào mùa xuân diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.

TS. Poornika Seelagama cũng đề cập đến những tác động của biến đổi khí hậu là rất lớn và để lại nhiều vấn đề  mà con người không giải quyết được: thiệt hại về người, lũ lụt, mưa lớn, gió bão, hạn hán cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Biến đổi khí hậu cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội (di cư – định cư ) hay hiện tượng nghèo đói do không trồng được cây lương thực, thực phẩm cần thiết (thiếu lương thực, mâu thuẫn xã hội trong sử dụng tài nguyên cùng với những rủi ro về sức khỏe…..

Một số hình ảnh tại buổi Seminar chuyên gia nhóm Cấu trúc xã hôi nông thôn Khoa khoa học Xã hội:

leftcenterrightdel
 

TS. Poornika Seelagama - Tiến sĩ Xã hội học, Bộ môn Xã hội học, Đại học Peradeniya, Sri Lanka trình bày tại buổi Seminar

leftcenterrightdel
 

Tiến sĩ  Poornika Seelagama - chia sẻ thảo luận cùng các thành viên tham dự tại Seminar

Kết thúc buổi Seminar PGS TS Nguyễn Thị Diễn đã thay mặt nhóm nghiên cứu Cấu trúc xã hội Nông thôn – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Xã hội học Poornika Seelagama. Bên cạnh đó PGS TS Nguyễn Thị Diễn cũng nhấn mạnh sự tăng cường trao đổi nghiên cứu khoa học của chuyên gia với nhóm nghiên cứu cũng như Học viện Nông Nghiệp Việt Nam trong hiện tại và tương lai.