Trong thời buổi giá cả leo thang, mỗi mét vuông đất được ví von như “tấc đất, tấc vàng”. Thị trường bất động sản tăng trưởng trong những năm gần đây kéo theo sự phát triển của các hoạt động liên quan đến đất đai, vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ theo đó mà tăng cao.

 

Vì thế ngành quản lý đất đai đang là ngành học rất có tiềm năng phát triển. Cùng theo dõi bài viết bên dưới để CareerViet cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hơn về ngành học này nhé!

Quản lý đất đai là gì? Có nên học Quản lý đất đai?

Ngành quản lý đất đai hiểu nôm na là công tác quản lý mảng địa chất đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính đất đai tại nhiều khu vực để phục vụ cho quá trình cấp sổ đỏ cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc doanh nghiệp. 

Một bộ phận quản lý đất đai điển hình tại Việt Nam có thể kể đến là phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 

Bên cạnh đó quản lý đất đai còn là quản lý nguồn tài nguyên đất, thiết kế bản đồ, áp dụng các luật đất đai để tư vấn và giải quyết tranh chấp cho khách hàng, đồng thời tiến hành đo đạc để đánh giá và quy hoạch đất. Kết hợp khoa học kỹ thuật vào quy trình vận hành quản lý đất đai, định giá và kinh doanh bất động sản.

Khi theo học ngành quản lý đất đai, sinh viên chủ yếu sẽ được tiếp cận các kiến thức liên quan về cách thức đánh giá và phân hạng đất đai, quy trình thiết lập sơ đồ đất và quản lý tài nguyên nhà đất. 

Ngoài ra, người học còn được trang bị các cách thức nghiên cứu đất, đưa ra các chiến lược kinh tế nhằm thực thi các phương án sử dụng đất đai. 

Nói chung sinh viên theo học ngành quản lý đất đai sẽ được đào tạo để phát triển một cách toàn diện về nhiều khía cạnh khác nhau và mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thế nên có thể thấy đây là một ngành học đáng theo đuổi và có tiềm năng lớn trong tương lai.

 
leftcenterrightdel
Quản lý đất đai là gì - Ảnh: Internet 
Ngành Quản lý đất đai cần học những gì?

Sau khi hiểu được khái niệm "ngành quản lý đất đai là gì?", bạn cũng cần nắm được những kiến thức sẽ được học khi chọn theo lĩnh vực này. 

Theo chương trình đào tạo chuyên ngành của đa số đại học tại Việt Nam, ngoài những điểm đã được đề cập ở phần trên, sinh viên khi theo học ngành quản lý đất đai sẽ được trang bị các kiến thức từ căn bản cho đến chuyên sâu. 

Cụ thể sinh viên sẽ được học cách quản lý tài nguyên đất, phân hạng đất, thiết lập bản đồ đất đai, đồng thời tiến hành nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật để thực thi các phương án sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp để đền bù đất nông thôn và đô thị. 

Ngoài những hoạt động học tập tại lớp, sinh viên còn có thể tham gia vào các khóa học bên ngoài để củng cố và bổ sung kiến thức liên quan đến địa ốc hay bất động sản, cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm không kém phần quan trọng như giao tiếp và truyền đạt thông tin, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, kỹ năng ứng biến để giải quyết vấn đề,...

Học ngành quản lý đất đai ra trường làm gì?

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay chọn theo học ngành quản lý đất đai nhưng vẫn rất mơ hồ về lĩnh vực này, không biết sau khi tốt nghiệp ngành quản lý đất đai ra làm gì. Vậy hãy để CareerViet giúp bạn giải đáp nhé!

leftcenterrightdel
Quản lý đất đai là gì - Ảnh: Internet
Quản lý đất đai là gì - Ảnh: Internet 

Làm việc tại các cơ quan nhà nước

Hiện nay các cơ quan nhà nước cũng đang lâm vào tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn trong bộ phận quản lý đất đai, thế nên cơ hội được làm việc tại các cơ quan nhà nước của nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp là rất cao. Khi làm việc tại đây, bạn sẽ phải trải qua các kỳ thi công chức dành cho các vị trí trong cơ quan, môi vị trí sẽ có các yêu cầu khác nhau về kinh nghiệm cũng như trình độ học vấn. Một số cơ quan nhà nước liên quan đến đất đai mà bạn có thể cân nhắc:

● Ban thanh tra thuộc quận huyện, tỉnh hoặc thành phố.

● Cục quản lý đất đai

● Cán bộ hành chính cấp cơ sở hay cán bộ địa chính tại UBND xã/phường.

● Phòng quản lý đô thị hoặc quản lý tài nguyên môi trường thuộc quận huyện.

● Văn phòng đăng ký đất đai.

● Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các tỉnh hoặc thành phố.

● Các Bộ như Bộ Tài Nguyên và Môi trường hay Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.                                                                                                

                                                                                                                    Kim Bình - https://tuoitre.vn/