Ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên thế giới đến chuỗi thực phẩm nói chung, Ngành thủy sản nói riêng đều bị ảnh hưởng hết sức trầm trọng. Đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra do phải thực hiện các biện pháp cấp quốc gia để ngăn chặn tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh này gồm có giãn cách xã hội, cấm đi lại và ngừng giao thương giữa các quốc gia. Dù cho các đơn vị bán lẻ thực phẩm như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và nhà hàng bán đồ ăn nhanh được coi là thiết yếu và vì thế vẫn được hoạt động; thì các biện pháp để ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19 đã tạo ra “tình trạng” thực phẩm trở nên khó tiếp cận dẫn đến khan hiếm hàng hóa

Mặc dù dịch COVID-19 không ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng thủy hải sản, nhưng ngành thủy sản vẫn chịu tác động gián tiếp của đại dịch do sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, hay sự tiếp cận thị trường, hoặc các vấn đề hậu cần liên quan đến vận chuyển và hạn chế biên giới. Những sự thay đổi đó lần lượt gây ảnh hưởng xấu đến sinh kế của ngư dân và người nuôi thủy sản, cũng như an ninh lương thực và dinh dưỡng cho người dân sống phụ thuộc nhiều vào thực phẩm thủy hải sản như là nguồn cung cấp đạm động vật và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong cuộc sống của họ.

Đồng thời, do nhận thức sai lệch ở một số quốc gia đã làm giảm tiêu thụ hải sản khiến cho giá các sản phẩm thủy hải sản giảm theo. Điều đó dẫn đến sự cần thiết cấp bách phải truyền thông rõ ràng về cách thức lây lan của virus và nó không liên quan đến thực phẩm hải sản

Việc bảo vệ từng chủ thể trong chuỗi cung ứng thủy hải sản

Hiện nay, tất cả các hoạt động cần thiết nhằm phân phối các sản phẩm thủy hải sản từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng trở nên phức tạp. Trong khi đó, các công nghệ được sử dụng từ thủ công đến công nghiệp cao trong chuỗi là khác nhau trên toàn cầu. Chuỗi cung ứng thực phẩm thủy hải sản bao gồm cả thị trường địa phương, khu vực và toàn cầu. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng thủy hải sản gồm có đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến, vận chuyển, tiếp thị bán buôn và bán lẻ. Mỗi liên kết trong chuỗi dễ bị phá vỡ hoặc gián đoạn do các tác động phát sinh từ dịch bệnh COVID-19. Nếu một trong những liên kết ấy thuộc chuỗi giữa người sản xuất-người mua-người bán bị gián đoạn bởi các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh sẽ kéo theo hoàng loạt ảnh hưởng đến đóng góp kinh tế từ ngành thủy sản. Để đạt được mức tiêu thụ mong muốn đối với các sản phẩm thủy hải sản buộc chúng ta phải bảo vệ chuỗi liên kết giữa người sản xuất-người mua-người bán. Cho nên, điều cần thiết là mỗi chủ thể trong chuỗi thực phẩm thủy hải sản này phải được bảo vệ.

Các giải pháp để vượt qua đại dịch hiện nay (theo GS.TS: Trần Đức Viên - HVN)

1. Tiêm khẩn cấp vaccine cho lực lượng shipper. Họ là những đội ngũ chuyên nghiệp, có công nghệ, biết công nghệ, biết công việc, thạo đường sá, ngóc ngách, làm việc hiệu quả hơn bộ đội. Bộ đội là để giu an ninh trật tự, để bảo vệ TQ, ko phải là lực lg đi chợ giúp dân. Về khoản đi chợ và đưa hang hóa cho dân, shipper giỏi hơn bộ đội rất nhiều.

2. Hàng hoá đang khan hiếm. Giá cả đang bị tăng. Cho hoạt động trở lại nhiều thêm nữa các địa điểm cung ứng. Phải tổ chức cung ứng hàng hoá tốt hơn để đáp ứng nhu cầu và không bị tăng giá. Có hình phạt nghiêm khắc với những trường hợp lợi dụng cách ly tăng giá để trục lợi. Cấm tăng giá bán với bất kỳ lý do gì.

3. Vẫn còn nhiều các trường hợp khó khăn chưa nhận được sự trợ giúp, nhiều người trong số họ là nông dân từ các miền quê, nhiều người trong số họ ko có đất ruộng, do ruộng đã chia xong trước 1992. Cần lập tài khoản điện tử công khai (Zalo, Fb…) cho những người này, vì họ đều có điện thoại di động, ngoài Cổng thông tin điện tử của phường, xã để người dân phản ánh, người dân đăng yêu cầu. Cổng thông tin điện tử của phường, xã là chưa đủ, vì có thể không được xử lý tốt, để sót, thì cũng không ai biết, hoặc biết thì rất muộn. Yêu cầu gọi theo số điện thoại sẽ bị nghẽn. Gửi yêu cầu theo số điện thoại cũng có thể không được xử lý, mà không có cách nào để kiểm tra. Phải có tài khoản điện tử công khai để ai cũng có thể kiểm tra được. Rất hiếm người ko được chia ruộng sau 1992 lại ở nhà làm ruộng, họ đổ dồn ra thành phố kiếm sống hết, ko nghề nọ thì cũng nghiệp kia.

Đồng thời cho lực lượng bộ đội rà soát từng ngõ, hẻm, các khu trọ, khu lao động nghèo lập danh sách những người chưa được trợ cấp. Sau đó lực lượng bộ đội cấp phát trực tiếp cho dân. Điều này bộ đội có thể làm tốt. Tốt hơn đi chợ hộ.

4. Dồn tuyệt đại đa số vaccine về nước hiện nay và trong thời gian tới cho TP HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai để giải quyết dứt điểm cả 4 tỉnh trầm trọng nhất. Từ đó mới có thể nới lỏng giãn cách và tháo bỏ giãn cách hoàn toàn. Cách chia đều vaccine tại mọi thời điểm là không tối ưu trong chống dịch. Đấy không phải là công bằng.

5. Không thể giãn cách mãi. Kinh tế quốc gia và người dân đang đối mặt với sự kiệt quệ. Việc nới lỏng giãn cách là không thể tránh khỏi. Cần có cách tiếp cận mới để nới lỏng giãn cách, các khu có F0 thì phong tỏa chặt, những chỗ khác, tìm cách nới lỏng. Việc giãn cách và phong tỏa giống như garo vết thương, garo lâu quá tất dẫn đến hoại tử, khó cứu chữa.

6. Rất trân trọng việc các lãnh đạo Trung ương thân chinh đến các vùng dịch phía Nam để trực tiếp chỉ đạo chống dịch. Nhưng càng tốt hơn nữa khi Trung ương mang đến cho địa phương những biện pháp cụ thể bù đắp cho các thiếu sót mà địa phương đối mặt, cùng với sự bổ sung nhân lực vật lực mới để khắc phục, ngoài những chỉ đạo đã quen biết. Ở điểm này, rất cần học tập cách hành xử của các chỉ huy chiến trường khi trực tiếp ra chiến tuyến.

                                                                                      Khoa Thủy sản