Từ cuối những năm 90 trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa đã và đang tạo ra những thay đổi lớn về kinh tế và xã hội tại khu vực nông thôn Việt nam. Sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng bài viết tập trung phân tích mối quan hệ phức tạp của những quá trình công nghiệp hóa đến an ninh lương thực hộ tại Bắc Ninh – một trong những tỉnh có tỉ lệ công nghiệp hóa cao tại Đồng bằng sông Hồng. Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình công nghiệp hóa dẫn tới việc suy giảm đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới an ninh lương thực hộ dưới nhiều góc độ: việc mất đất nông nghiệp làm giảm thặng dư nông sản; việc người dân không tìm được công việc thay thế phù hợp trong khi sinh hoạt phí tăng cao; vấn đề ô nhiễm môi trường và chất lượng thực phẩm.

leftcenterrightdel
 

Ảnh 1:  Hiện tượng lão hóa trong nông nghiệp dưới tác động công nghiệp hóa

Đa phần các hộ gia đình không còn sản xuất đủ lương thực để tự tiêu dùng mà phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường. Thậm chí họ còn không hài lòng với chất lượng các bữa ăn, dù chi tiêu nhiều hơn vào việc mua thức ăn, do nghi ngờ về chất lượng của những thực phẩm mình không sản xuất ra. Chiến lược của các hộ gia đình đưa ra là duy trì sản xuất lúa thay vì chuyển đổi sang các hoạt động nông nghiệp khác ở mức độ vừa phải. Trong khi thanh niên đi làm ăn xa thì nông nghiệp được cáng đáng bởi những thành viên còn lại của gia đình.Đồng thời sự hồi tiếp về không gian giữa đô thị và nông thôn được thực hiện qua hoạt động di cư, đảm bảo cho thu nhập và an ninh lương thực của hộ gia đình.

leftcenterrightdel
 

Ảnh 2: Tình trạng phụ thuộc vào thị trường lương thực