Mỗi người có một con đường riêng, một cuộc sống riêng. Không nghề nào giống nghề nào cả, người thì làm việc với máy móc, người làm việc với công trường, súng đạn...Nhưng bản thân tôi lại rất thích một nghề đó là việc đi nghiên cứu về các quy luật, sự biến đổi về các lĩnh vực trong đời sống của con người. Ngành tôi chọn đó là ngành Xã hội học của Khoa Khoa Học Xã Hội thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - một ngành có thể nói là thầm lặng, nhưng lại mang đến kiến thức và bài học quý giá cho chính bản thân mình cũng như cho cả những người xung quanh.

Trước hết, phải nói đến cơ duyên mà tôi đến với ngành Xã hội học. Những người trẻ như tôi lần đầu nghe đến khái niệm Xã hội học, hẳn sẽ nhíu mày trước những thuật ngữ phức tạp như “tính quy luật xã hội”, “cơ chế tác động, “nhóm xã hội”, “giai cấp”. Nhưng sự khởi hành trình phêu lưu của một tâm trí xã hội học, có thể bắt nguồn đơn giản hơn, chẳng hạn, từ sự hiếu kỳ của một cá nhận mà như nhà xã hội học người Mỹ Peter L.Berger (1929-2017) mô tả trong cuốn Lời mời đến với Xã hội học:” .…Là người phải biết lắng nghe những lời ngồi lê đôi mách bất kể sở thích của bản thân mình, là người bị cám dỗ để nhìn qua khe hở của lỗ khóa cửa, để đọc thư từ của người khác, để mở những phòng riêng khép kín” để mà “đằng sau những cánh cửa khép chặt, anh ta đều đón đợi một khía cạnh mới mẻ của cuộc sống con người mà anh ta chưa cảm nhận và chưa hiểu được ”. Thành thật mà nói, Xã hội học không phải sự lựa chọn đầu tiên của tôi khi bước vào cánh cửa Đại học vào thời điểm năm 2019. Lúc đấy, ngành tôi muốn học đó là nghề Biên tập viên, tôi muốn được dùng kỹ năng văn học của mình được phát triển hơn. Nhưng sau khi nhập học khoảng bốn tháng, với trái tim hồ hởi tôi đã tự mình chụp vài tấm ảnh để giữ kỷ niệm, và để khoe rằng mình cũng đã may mắn tìm được ngành học thích hợp với tâm tư. Mọi chuyện không hẳn dễ dàng sau bốn năm ở Học viện, nhưng kể cả khi bây giờ vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi vẫn giữ nguyên cảm nhận ban đầu dù không còn chỉ ở mức” thích hợp với tâm tư”, mà trở thành một thiên kiến, rằng cách hiểu về thế giới con người trong xã hội học khong chỉ thích hợp với những sinh viên và người đang thực tiễn hành nghề, mà chính là một công cụ tư duy xác tín trong xã hội đa chiều ngày nay. Do đó, Xã hội học thích hợp với tất cả cá nhân đang làm việc và tiếp xúc với con người nói chung, hay trong mong muốn thuần túy hiểu hơn về xã hội mà mình là một phần tử trong đó.

leftcenterrightdel
 Giảng viên và sinh viên ngành Xã hội học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tôi biết đến ngành Xã hội học thông qua việc tra cứu các thông tin tuyển sinh trên các trạng mạng internet, thật tình cờ sở thích của tôi cũng rất hợp để học ngành này vì tôi cũng muốn được trải nghiệm, nghiên cứu, tìm tòi sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống của mình. Ban đầu tôi cứ nghĩ là học ngành này sẽ chủ yếu là học về các mảng xã hội như: mối quan hệ giữa con người với con người; hay chỉ là nghiên cứu về các hiện tượng xã hội. Nhưng khi chính thức là sinh viên trong ngành, tôi mới biết được rằng, ngành Xã hội học được hiểu một cách cơ bản là ngành học cung cấp, bổ sung cho sinh viên các kiến thức về nhiều vấn đề trong xã hội, phân tích nghiên cứu các vấn đề xã hội trong quản trị doanh nghiệp, hành chính. Sinh viên ngành xã hội học sẽ được đào tạo các môn học như nhân chủng học, tâm lý học xã hội, triết học, tâm lý học, dân tộc học, nhân học. Ngành xã hội học giúp tôi có thể nắm bắt và phân tích các vấn đề trong xã hội, từ đó tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và trả lời các vấn đề như: Tại sao bạo lực trẻ em ngày một gia tăng, tệ nạn xã hội, tại sao lại xảy ra việc bạo lực gia đình, tại sao lại có sự phân tầng xã hội,.…nó gắn liền với sự phát triển của xã hội, phát triển của cộng đồng.

Trước khi đăng ký vào ngành Xã hội học, tôi cũng lo lắng về vấn đề sau này tôi sẽ làm gì, học xong tôi sẽ đi đâu? Tôi cũng lo lắng khi học ngành Xã hội học thì cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên theo thực tế sinh viên Xã hội học ra trường có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau:

   ✔️ Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện.

   ✔️ Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.

   ✔️ Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.

   ✔️ Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.

✔️ Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.

   ✔️ Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.

Cuối cùng, chọn ngành Xã hội học sẽ được học những gì? Đây là một câu hỏi tôi làm tôi hay suy nghĩa nhất. Với đặc thù là ngành học liên quan đến các vấn đề trong đời sống xã hội, chính vì vậy sinh viên theo học ngành Xã hội học sẽ thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội do trường, khoa hoặc các CLB tổ chức. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ có được kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Xã hội học, nắm vững kỹ thuật và kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích lũy kiến thức nền tảng để có thể phân tích các vấn đề xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

Tóm lại, Xã hội học là ngành khoa học xã hội do đó đòi hỏi người học có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội. Ngành Xã hội học rất phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Nếu thật sự có niềm đang mê cháy bỏng, thì bạn cũng hãy đăng ký vào ngành Xã hội học để có thể phát triển tư duy, phát triển các kỹ năng mền cũng như phát huy tốt việc thu thập thông tin một cách chính xác nhất cho bạn.

Vũ Thị Thanh - K64XHH