Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng về các sản phẩm đặc hữu để xây dựng chỉ dẫn địa lý. Tính đến tháng 10 năm 2021, Việt Nam có 110 chỉ dẫn địa lý. Xây dựng chỉ dẫn địa lý có vai trò quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật sở hữu trí tuệ quy định còn mờ nhạt về tổ chức tập thể đại diện người sản xuất mang chỉ dẫn địa lý dẫn đến thiếu hiệu quả trong quản lý chỉ dẫn địa lý . Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, ngày 26.12.2021 nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Khoa học Xã hội đã tổ chức Seminar khoa học chuyên đề: “Vai trò của tổ chức tập thể trong quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” do tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Hạnh trình bày. Seminar được tổ chức theo hình thức online trên phần mềm Microsoft Teams. Tham dự buổi Seminar có Tiến sĩ Trần Lê Thanh- trưởng nhóm nghiên cứu và các thành viên trong nhóm nghiên cứu.

 Bài trình bày đã tập trung làm rõ những nội dung cơ bản: Một số vấn đề pháp lý về chỉ dẫn địa lý; Thực tiễn tổ chức tập thể tại Việt Nam; Vị trí của tổ chức tập thể trong quản lý chỉ dẫn địa lý; Những khó khăn về phương diện pháp lý trong quản lý chỉ dẫn địa lý; một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý chỉ dẫn địa lý.

Buổi seminar đã nhận được những ý kiến trao đổi của các thành viên tham dự, tập trung làm sáng rõ thêm những vấn đề thực tiễn: đối với những sản phẩm khác gắn với các địa phương như vải thiều Thanh Hà, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cáy... đang được đăng kí chỉ dẫn địa lý hay đăng ký tập thể; Khó khăn của các địa phương khi đăng kí chỉ dẫn địa lý còn bắt nguồn từ những nguyên nhân cụ thể như yếu tố con người, năng lực quản lý...; Thực tiễn đăng kí chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm đặc sản của địa phương  như bưởi Đoan Hùng; đối chiếu vai trò của hợp tác xã trong đăng kí chỉ dẫn địa lý...

Hình ảnh trong buổi seminar

leftcenterrightdel
 

Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH